#htmlcaption1 SEA DICAT POSIDONIUM EX GRAECE URBANITAS SED INTEGER CONVALLIS LOREM IN ODIO POSUERE RHONCUS DONEC Stay Connected
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà

Để xây dựng nhà ở, cần phải làm thủ tục xin cấp giấy xin phép xây dựng, trừ những trường hợp sau:

Nhà ở xây dựng trên đất thổ cư từ 3 tầng trở xuống, có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 200m2 ở vùng nông thôn, miền núi hoặc nằm ngoài ranh giới quy hoạch thị trấn, trung tâm xã, trừ nhà ở xây dựng ven quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.

Nhà ở đô thị, được xây dựng trong khuôn viên của các dự án phát triển nhà, đã có giấy sử dụng đất hợp pháp, có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có cơ sở hạ tầng (đường nội bộ, nguồn điện, hệ thống cấp thoát nước).

Các trường hợp sửa chữa nhỏ như trát vá tường, quét vôi, đảo ngói, sửa trần, lát nền, thay cửa, trang trí nội thất, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị trong nhà ở không làm ảnh hưởng xấu tới kết cấu công trình nhà lân cận.


 Hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở gửi tới cơ quan cấp giấy phép xây dựng gồm có:

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (nếu có), kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đồ trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.

3. Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp).

4. 03 bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: mặt bằng công trình trên lô đất (tỷ lệ 1/100-1/200) kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200) và chi tiết mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50), sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện (tỷ lệ 1/100-1/200); ảnh chụp khổ 9cm x 12cm mặt cắt công trình có không gian liền kề trước khi cải tạo, sửa chữa và mở rộng.
Xem Thêm
Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014
Giấy xin phép xây dựng được gia hạn 1 lần

Theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng (GPXD) vừa được Chính phủ ban hành, thời hạn khởi công xây dựng công trình chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày được cấp GPXD.

Tuy nhiên, mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn một lần chứ không được nhiều lần như trước, thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng và trước thời điểm hết hạn khởi công công trình 30 ngày, chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn GPXD. Sau 6 tháng kể từ ngày gia hạn GPXD mà chưa khởi công công trình thì bị rút GPXD.

Nghị định cũng quy định thời gian cấp giấy xin phép xây dựng là không quá 20 ngày làm việc đối với công trình xây dựng, 15 ngày với nhà ở riêng lẻ tại đô thị và 10 ngày đối với nhà ở nông thôn kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép theo thời hạn nêu trên thì cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.

Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20-10.
Xem Thêm
Lao đao với thủ tục mới xin phép xây dựng

Từ đầu năm tới nay, dù cả số lượng cấp phép và diện tích xây dựng của TP Hồ Chí Minh đã giảm ở mức 12 – 14% so với trước, song bình quân mỗi tháng cả thành phố vẫn cấp ra đến 3.220 giấy phép xây dựng mới và sửa chữa công trình các loại với diện tích đạt trên 550 ngàn m2 sàn.

Nhưng hơn 1 tháng qua, kể từ ngày áp dụng quy định mới theo Nghị định 64 đối với thủ tục xin cấp phép xây dựng, việc tiếp nhận hồ sơ cấp phép xây dựng tại các quận, huyện của thành phố đã bị chững lại; người đi xin phép xây dựng lại thêm một phen lao đao với loại thủ tục này.

Theo quy định trước đây, để xin cấp phép xây dựng, bản vẽ xin phép xây dựng chỉ cần thể hiện được tổng mặt bằng, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng các tầng điển hình và mặt bằng mặt cắt móng… là được các Phòng quản lý đô thị quận, huyện kiểm tra và phê duyệt. Xây nhà ở riêng lẻ tại các dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500, người dân còn được miễn xin phép xây dựng. Thậm chí với nhà ở riêng lẻ có diện tích dưới 250m2, người dân còn có thể tự vẽ với bản vẽ xin phép xây dựng. Sau đó, nộp kèm theo giấy tờ nhà đất hợp lệ trong khu dân cư hiện hữu, ổn định là có thể được cấp phép.


Thực hiện quy định mới, để được cấp giấy phép xây dựng, người dân phải nộp bản vẽ thể hiện tổng mặt bằng, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng các tầng điển hình và mặt bằng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính như móng, khung, tường, mái chịu lực… đồng thời, bản vẽ này phải được những cá nhân, đơn vị có năng lực đo vẽ thực hiện và phải qua khâu thẩm định, phê duyệt của cơ quan chuyên môn.

Với các loại giấy tờ kèm theo bộ hồ sơ, quy định mới cũng đòi hỏi khá chặt chẽ. Cụ thể, phải có giấy tờ nhà, đất hợp pháp nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. Trường hợp xây mới nhà ở riêng lẻ nằm trong các dự án nhà ở đã có quy hoạch chi tiết cũng không còn được miễn giấy phép xây dựng như trước.

Ông Nguyễn Văn Bảy, một người dân ở quận Bình Thạnh cho hay: Trước đây bản vẽ xin phép xây dựng chỉ gói gọn trong một tờ giấy khổ A0 đã thể hiện hết các thông tin của căn nhà. Nhưng nay, quy định về bản vẽ xin phép xây dựng đã không còn đơn giản. Làm đủ các yêu cầu, bản vẽ xin phép xây dựng đã trở thành bản vẽ thiết kế kiến trúc. Bởi trên đó thể hiện chi tiết đến cả phần khung, cột đà, tường và hệ thống cấp điện, cấp thoát nước của căn nhà. Thể hiện hết những nội dung trên, bản vẽ xin phép xây dựng đã có độ dày lên đến vài chục trang giấy khổ A3.

Đồng nghĩa với việc thực hiện yêu cầu vẽ thiết kế chi tiết như trên, số tiền ông Bảy phải trả cho bản vẽ xin phép xây dựng tốn gấp nhiều lần trước đây. Bởi với bản vẽ xin phép xây dựng cũ, mức phí chung của các công ty đo vẽ chỉ trên dưới 15 ngàn đồng/m2 sàn xây dựng. Với căn nhà có 300m2 sàn, chi phí bản vẽ chỉ tốn không quá 5 triệu đồng. Nay với bản vẽ chi tiết như vậy, mức phí người dân phải trả sẽ là trên dưới 100 ngàn đồng/m2 sàn hoặc 2 – 3% tổng giá trị đầu tư cho công trình, số tiền thuê vẽ lên tới vài chục triệu đồng.

Nhiều người dân đi xin giấy phép xây dựng thời gian gần đây còn phản ánh, đã thuê đơn vị có tư cách pháp nhân đo vẽ, thiết kế và đóng dấu ký tên chịu trách nhiệm về thiết kế của mình. Nhưng để nộp hồ sơ, các quận huyện còn đòi hỏi bản vẽ phải được đơn vị chuyên môn thẩm định, duyệt mới được nhận. Khâu này vốn trước đây do các kiến trúc sư của Phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm kiểm tra. Sau đó cán bộ Phòng Quản lý đô thị sẽ ký tên, đóng dấu duyệt để cấp theo giấy phép xây dựng. Nhưng nay việc khó này đã bị đẩy bớt về cho người dân, khiến người đi xin phép xây dựng phải mất thời gian đi lại và tốn thêm hàng chục triệu đồng để thuê thẩm định bản vẽ.

Do quy định thêm thủ tục khó, nên thời gian gần đây, các quận huyện của thành phố, lượng hồ sơ xin cấp phép xây dựng bị trả về tăng lên đột biến. Thậm chí sau thời gian loay hoay, quận 12 còn phải tạm ngưng nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Ngay tại Sở Xây dựng, cơ quan chuyên môn cao nhất của thành phố về vấn đề này, cũng có tới hàng chục hồ sơ xin cấp phép xây dựng của các cơ quan, tổ chức bị khựng lại.Theo LS Thái Văn Chung, Đoàn LS TP Hồ Chí Minh, các yêu cầu về chi tiết bản vẽ xin phép xây dựng và thẩm định rồi duyệt bản vẽ này là không cần thiết. Bởi đã có quy định chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng công trình của mình nếu để công trình xảy ra sự cố. Đó là chưa kể còn trách nhiệm liên đới của các đơn vị chuyên môn như thiết kế, cấp phép và thi công...

Theo tinmoi.vn
Xem Thêm